Dinh dưỡng là những gì chúng ta đưa vào cơ thể thông qua hệ thống tiêu hóa, gan chính là cơ quan đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa, cho nên, chính những thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày cũng là yếu tố ảnh hưởng đến gan.
>> Xem thêm: Cách dùng diệp hạ châu trong điều trị viêm gan B
>> Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm gan B nào thường dùng?
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan Phòng khám Kim Mã thì người bệnh khi đã bị bệnh viêm gan B thì chúng có thể tấn công, làm tổn thương gan, chức năng gan bị phá hủy, làm giảm khả năng đào thải các chất độc hại của gan cho cơ thể… từ đó khiến cho người bệnh luôn mệt mỏi, suy nhược, gầy yếu… chính vì lẽ đó mà người bệnh viêm gan B cần cung cấp cho người bệnh đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, với tiêu chí: đủ, đảm bảo, an toàn. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B mà người bệnh cần chú ý:
Viêm gan B cấp tính
Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 – 70g mỗi ngày. Nếu bị sút cân nhiều và có cả những triệu chứng suy dinh dưỡng khác (như phù chân, lở mép, sưng nướu…) cần tăng số calo có khi tới 3.000 và lượng protein dưới dạng thức ăn động vật lên tới 100g hoặc hơn nữa. Cho ăn bột đường để tăng lượng calo.
Bệnh nhân viêm gan B cấp tính cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
>> Xem thêm: Ăn gì khi bị viêm gan B, Bị viêm gan B khi mang thai phải làm gì, Khi nào tiêm phòng viêm gan B, Khi bị viêm gan B cần làm những xét nghiệm gì

Viêm gan B mãn tính
Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau. Năng lượng: 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày). Đảm bảo đủ đạm (protein): 20% tổng năng lượng, khoảng 75-80g/ngày.
Bệnh nhân viêm gan B mãn tính cần cân đối lượng chất đường, chất bột, chất đạm, chất béo với lượng rau xanh trong mỗi thực đơn ăn uống hàng ngày. Giảm muối và mì chính khi ăn uống, bệnh nhân cũng không nên sử dụng nội tạng động vật, không sử dụng quá nhiều trứng, đặc biệt bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia.
Trên đây là kiến thức dinh dưỡng mà các bác sĩ chuyên khoa gan cung cấp cho người bệnh viêm gan B. Viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nếu như người bệnh không được điều trị sớm và khoa học, chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng là cách để người bệnh giúp ích cho quá trình điều trị được nhanh hơn cũng như hiệu quả hơn.