Chức năng gan suy giảm có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương sẽ rất dễ khiến cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Một dấu hiệu gặp ở người bệnh gan mà ít người biết đến và không đề phòng đó là đắng miệng.
>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan cần phải đi khám bệnh ngay
>> Xem thêm: Những ai dễ mắc bệnh gan?
BỆNH GAN KHIẾN HỆ TIÊU HÓA GẶP ẢNH HƯỞNG
Đắng miệng, ăn uống không ngon miệng, chán ăn là cảm giác thường gặp ở những người mới ốm dậy, người bệnh vừa trải qua một đợt sử dụng kháng sinh kéo dài hay sau một trận sốt cao lâu ngày… Đó là vấn đề rất bình thường nếu sau khi điều trị người bệnh có lại cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài thì đó là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan của bạn đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Miệng đắng còn có thể là biểu hiện của chứng bệnh ung thư. Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà cảm giác đắng trong miệng còn ngày một tăng, kéo dài với mọi đồ ăn, điều này do thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.
Gan nắm giữ rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, gan có nhiệm vụ sản xuất và tiết dịch mật thường xuyên cả khi ăn và không ăn giúp tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan sẽ khiến việc chuyển hóa dịch mật bị rối loạn, gây ra biểu hiện đắng miệng.
Miệng luôn có vị đắng cả khi ăn và khi không ăn, mất vị giác với mọi đồ ăn, không còn cảm giác ngon miệng khiến người bệnh không muốn ăn uống, chán ăn, sức khỏe giảm sút. Đây là biểu hiện do chức năng gan suy giảm, vì vậy dịch mật tiết ra bị rối loạn khiến miệng luôn có vị đắng, cảm giác thèm ăn cũng không còn.
>> Xem thêm: Ăn không ngon có phải biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ?
>> Xem thêm: Đắng miệng – biểu hiện bệnh gan

Dịch mật là chất xúc tác quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu chất dinh dưỡng và chất béo nên khi chức năng gan suy giảm, dịch mật giảm sẽ dẫn đến ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, bụng đầy trướng, sợ thức ăn đặc biệt là các món nhiều dầu mỡ, đau tức vùng gan.
Đắng miệng cũng như các rắc rối về tiêu hóa thường gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các trường hợp gan phải làm việc “quá tải” trong thời gian dài như người hay uống rượu bia, uống nhiều thuốc tây, thường xuyên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Vì vậy, khi bạn có cảm giác đắng trong miệng kéo dài, kèm theo chán ăn, ăn không ngon… thì nên đi khám tại các cơ sở y tế để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp phòng bệnh kịp thời.