Bệnh viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao do biến chứng xơ gan và ung thư gan, do đó nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu bệnh viêm gan siêu vi B có lây truyền không ? Và có thể lây truyền qua những con đường nào.
>> Xem thêm: Phương thức lây nhiễm virus viêm gan B
>> Xem thêm: Sex bằng miệng có nhiễm bệnh viêm gan B không?

Theo các bác sĩ bệnh viêm gan siêu vi B là căn bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Sau khi nhiễm, virus sẽ theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan. Dưới đây là những con đường lây nhiễm viêm gan B mà người bệnh có thể mắc phải:
-
Qua đường máu
Lây nhiễm qua đường máu là 1 dạng thường gặp của lây nhiễm viêm gan B, ví dụ như lây nhiễm qua quá trính hiến máu hoặc lây nhiễm khi truyền máu. Ngoài ra, ở những người dùng chung bàn chải đánh răng, dạo cạo râu… với người bị viêm gan B cũng rất dễ lây nhiễm bệnh.
-
Qua con đường y tế
Lây nhiễm qua con đường y tế cũng chính là lây nhiễm trong quá trình thực hiện các biện pháp y tế. Hiện nay, phần lớn vấn đề còn tồn tại là do tiêm thuốc hay tiêm chủng, xăm mình gây ra, do đó khi tiêm cần chú ý đảm bảo vệ sinh các dụng cụ y tế để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B
-
Mẹ truyền sang con
Các bà mẹ viêm gan B cấp tính hoặc người mang virus viêm gan B có HbsAg dương tính có thể lây nhiễm virus viêm gan B sang cho thai nhi mới sinh, đặc biệt là các bà mẹ mang virus viêm gan B có HbsAg và HbeAg dương tính thì tỷ lệ lây truyền sang cho trẻ sơ sinh chiếm tới 80 – 90%.

-
Quan hệ tình dục
Lây nhiễm virus viêm gan B qua quan hệ tình dục là cũng là con đường lây nhiễm khá phổ biến. Bệnh có thể lây qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới.
Bệnh viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, có biến chứng xơ gan và ung thư gan cao và hiện nay, việc chữa trị còn rất nhiều khó khăn, gây tốn kém cho người bệnh vì thế việc phòng bệnh luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng để tránh nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này cũng như phòng ngừa các biến chứng của nó. Ngoài việc hiểu và chú ý đến các con đường lây truyền bệnh thì chúng ta cũng nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B. Những người chưa bị bệnh mà chưa có kháng thể chống lại virus HBV thì nên đi xét nghiệm và tiêm phòng. Những bà mẹ đã bị nhiễm virus viêm gan B nên tiêm phòng cho con trong vòng 24h sau khi sinh để đạt hiệu quả cao nhất trong phòng ngừa lây nhiễm.
Khi không may phát hiện mình mắc bệnh viêm gan siêu vi B, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn cũng như có được phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra. Người bệnh cũng nên chú ý các con đường lây nhiễm của virus viêm gan B để bảo vệ cho mình cũng như những người xung quanh.
>> Xem thêm: Viêm gan B có lây cho vợ con không?
>> Xem thêm: Những loại thuốc chữa viêm gan B hiệu quả.