Xơ gan là một bệnh nguy hiểm bởi khả năng nó dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe là vô cùng cao. Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biến chứng đó.
Xơ gan là một bệnh mãn tính có tỉ lệ tử vong sau ung thư gan. Đây là hậu quả cuối cùng của các bệnh gan mãn tính và được thay thế bởi các dải mô xơ và các nhân “tái sinh” làm phá vỡ cấu trúc bình thường của gan gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan.
>> Xem thêm: Phòng ngừa giãn tĩnh mạch thực quản ở người xơ gan
>> Xem thêm: Biến chứng dinh dưỡng ở người xơ gan

GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN – BIẾN CHỨNG CỦA XƠ GAN
Khi gan xơ làm cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa- chủ, đặc biệt làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày.
Các tĩnh mạch khi bị vỡ gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi cầu phân máu. Nếu không đi kèm xơ gan, mức độ tử vong từ 5-10%. Nếu kèm theo xơ gan, tỷ lệ tử vong lên tới 40-70%. Lúc này bệnh nhân cần được đi cấp cứu ngay
Với bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quản, 40% trường hợp tự ngưng chảy máu. Thế nhưng, trong vòng 6 tuần sẽ có 30% chảy máu trở lại và trong vòng 1 năm, tỷ lệ chảy máu tái phát lên đến 70%.
>> Xem thêm: Tăng huyết áp là một biến chứng của bệnh xơ gan
>> Xem thêm: Các biến chứng có thể gặp do xơ gan
Xử lý như thế nào với bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản?
Trong trường hợp chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn định tình trạng huyết động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su.
Khi các biện pháp này không phát huy được hiệu quả cầm máu thì cần cân nhắc đến biện pháp nút tĩnh mạch thực quản qua da PTO.
Khi tình trạng xuất huyết ổn định, nên tiếp tục dùng thuốc ức chế propranolol hoặc có thể phối hợp thêm nhóm nitrate đề phòng ngừa chảy máu tái phát.