Có rất nhiều bệnh nhân gửi những thắc mắc của mình về cho khoa nội phongkhamgan về việc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không? Làm như thế nào để biết được việc tiêm phòng vaccine viêm gan B có mang lại hiệu quả hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này của các bác sĩ Phòng khám Kim Mã để hiểu thêm về việc tiêm phòng viêm gan B cũng như đánh giá cụ thể về hiệu quả việc tiêm phòng bệnh viêm gan B.

ĐÃ CHÍCH NGỪA VIÊM GAN B RỒI CÓ BỊ LÂY NHIỄM NỮA KHÔNG?
Tiêm phòng vaccine viêm gan B là cách an toàn và hiệu quả nhất để chúng ta có thể phòng ngừa viêm gan B, bởi đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất lớn, khả năng sống của virus trong môi trường bình thường có thể lên đến 1 tuần, do đó, kể cả những người không sống chung với bệnh nhân viêm gan B cũng nên tiêm phòng bệnh để phòng ngừa lây nhiễm.
Tuy nhiên, có nhiều người lo lắng về việc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không vì hiện nay tình trạng tiêm vaccine của nhiều người bệnh có thể bị ảnh hưởng do việc vaccine không đảm bảo, khi người bệnh tiêm các mũi vaccine không được đều nhau như chỉ dẫn… Đối với những bạn đã tiến hành tiêm phòng vaccine đủ mũi, tiêm vaccine đúng thời gian thì chúng ta có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm lên đến trên 85%-90% ở những người đáp ứng tốt với vacccine.
Vì hiệu quả của vaccine có thể giảm đi theo năm tháng, chính vì thế, ở những người đã tiêm đủ mũi và đủ kháng thể để chống lại virus viêm gan B thì các bạn có thể tiêm nhắc lại 1 mũi sau khoảng 10-15 năm tiêm vaccine lần đầu. Trước khi đi tiêm các bạn cũng có thể làm xét nghiệm kháng thể viêm gan B Anti Hbs để xác định được kháng thể có bị giảm đi không và còn đủ để chống lại virus không?
LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TIÊM PHÒNG VACCINE VIÊM GAN B HIỆU QUẢ?
Để biết việc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không và hiệu quả của việc tiêm vaccine thì các bạn cần phải định lượng kháng thể viêm gan B. Đối với những người có kháng thể đạt mức Anti HBs > 10 mUI/ml – đây là ngưỡng kháng thể mà người bệnh phải đạt được khi tiêm phòng viêm gan B, tuy nhiên, kháng thể bền vững đối với virus viêm gan B và có thể bảo vệ người bệnh cả đời phải đạt khoảng C =1.000 IU/l.
Chính vì thế, nếu như khi xét nghiệm dương tính với chỉ số này, có nhiều bạn cứ nghĩ là mình đã có thể phòng bệnh viêm gan B cả đời, nhưng thực tế lại không như vậy, có nhiều bạn tiêm phòng vẫn có thể bị nhiễm bệnh viêm gan B.
TỶ LỆ ĐÁP ỨNG VACCINE VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?
Không phải ai khi tiêm phòng vaccine cũng đạt được hiệu quả phòng bệnh như nhau, khả năng đáp ứng vaccine sẽ giảm đi nếu như người bệnh bị mắc bệnh tiểu đường, mắc chứng béo phì, sử dụng thuốc lá hoặc chất kích thích. Hoặc một số người bệnh sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể là nguyên nhân làm suy giảm khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh.
>> Xem thêm: Điều trị viêm gan B khi mang thai cần chú ý điều gì
Tuổi càng cao thì tỉ lệ đáp ứng vaccine cũng thấp đi, nếu như chúng ta tiêm vaccine ở tuổi 40 thì tỉ lệ đáp ứng vaccine khoảng 86% và tỉ lệ đáp ứng vaccine chỉ còn khoảng 50% nếu như chúng ta tiêm phòng ở độ tuổi từ 60. Đối với vaccine viêm gan B thì chúng ta càng tiêm phòng sớm thì hiệu quả của vaccine càng cao.
Chúng ta có thể tiến hành tiêm vaccine viêm gan B với 03 mũi và mỗi mũi cách nhau khoảng 1 tháng nhằm tạo ra kháng thể nhanh chóng và mạnh mẽ để chống lại sự tấn công của virus viêm gan B tốt hơn.
Những kiến thức trên đây về việc đã chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không mà các bác sĩ chuyên khoa nội Phòng khám đa khoa Kim Mã giải đáp cho các bạn hi vọng giúp các bạn hiểu thêm về việc tiêm phòng vaccine viêm gan B. Nếu như bạn hoặc người thân không may mắc phải căn bệnh này và không biết hướng giải quyết như thế nào, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline 02437.181.999 để được các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Kim Mã giải đáp cụ thể hơn.