Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cần được tuyên truyền và thực hiện sớm bởi viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.
>> Xem thêm: Phòng ngừa viêm gan B và ung thư gan cho trẻ
>> Xem thêm: Các cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
VIÊM GAN B LÂY TỪ MẸ SANG CON NHƯ THẾ NÀO?

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ phòng tránh lây nhiễm viêm gan B ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM VIÊM GAN B TỪ MẸ SANG CON

Để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con, nếu vừa sinh ra trẻ được tiêm phòng thật tốt, đủ 4 mũi thì 80% được phòng ngừa, còn khoảng 20% phát triển thành viêm gan B mãn tính. Còn nếu được tiêm thêm thuốc miễn dịch đặc hiệu thì giảm trừ thêm 10% tỉ lệ, trở thành người mang vi-rút viêm gan B mãn tính. Nguyên nhân là khi nồng độ vi-rút trong máu quá cao (trên 10 triệu vi-rút/ml máu), vượt quá khả năng ngăn cản của rau thai, tràn sang máu con từ trước khi sinh nên khi trẻ ra đời, các biện pháp phòng bệnh không hiệu quả nữa. Đây là những trường hợp cần can thiệp đặc biệt chứ không chỉ can thiệp bằng vắc-xin và huyết thanh miễn dịch”
Nếu được khám sàng lọc, biết nồng độ vi-rút viêm gan B cao trong máu thì từ khi thai được 7 tháng trở đi, mẹ sẽ được dùng loại thuốc diệt vi-rút không độc cho mẹ, không độc cho thai (đã được chứng minh) để hạ được nồng độ vi-rút xuống nhanh. Đến giữa tháng 9 của thai kỳ, nồng độ vi-rút xuống còn 1/4 – 1/5 (thậm chí có người còn âm tính – không phải là khỏi hẳn nhưng thuốc có tác dụng ức chế khiến vi-rút không sinh ra được), nên khả năng lây sang con rất thấp.
>> Xem thêm: Bị viêm gan B có nên tiêm phòng vaccine viêm gan B?
>> Xem thêm: Tìm hiểu về tiêm phòng vaccine viêm gan B
Theo các bác sĩ uống thuốc ức chế vi rút (đã được chứng minh không gây hại cho mẹ, không gây hại cho con) không chỉ giúp giảm nồng độ vi rút viêm gan B trong máu người mẹ để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho con, mà còn có lợi cho chính các sản phụ này. Bởi những sản phụ bị viêm gan B không chỉ dễ bị vàng da sau sinh mà còn có nguy cơ viêm gan, hôn mê gan do lượng vi rút tăng cao. Được uống loại thuốc này, nồng độ vi rút giảm xuống, nguy cơ đó cũng giảm theo.