Fructose là gì? Giống như rượu, ngày càng có nhiều sự đồng thuận đến từ các nhà khoa học cho rằng một trong những loại chất gây hại cho lá gan có thể kể đến là đường Fructose có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ nếu sử dụn chúng một cách quá đà.
>> Xem thêm: Nước ngọt có gas tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
>> Xem thêm: 4 thực phẩm gây hại cho gan mà bạn vẫn ăn hàng ngày
FRUCTOSE LÀ GÌ?
Fructose trong thực phẩm ngày nay
Fructose là gì? Fructose là chất đường tạo ra vị ngọt trong trái cây. Đối với mọi người, đa phần việc ăn Fructose là vô hại nếu nó ở dạng trái cây tươi tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện nay đang chiết xuất Fructose từ ngô, củ cải đường và mía nhưng lại loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng có trong các loại củ quả này đi.

Đa phần tất cả các loại đường tinh luyện trên thị trường hiện nay đều có chứa một lượng lớn đường Fructose với công thức điển hình là sirup ngô có tới 50% là đường Fructose, tùy vào phương pháp chế biến. Đường viên, đường mía hữu cơ chúng ta dùng hàng ngày cũng có 50% là đường Fructose. Có thể nhận thấy, Fructose là loại đường quan trọng và không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, quan trọng và tốt cho sức khỏe lại không có nhiều mối liên hệ với nhau.
Thực tế thì theo các nghiên cứu khoa học, nếu chúng ta sử dụng đường Fructose thường xuyên mà không có chất xơ kèm theo sẽ khiến cơ thể người dùng gặp những khó khăn khi chuyển hóa chất này và gây nên những tác hại không mong muốn lên lá gan.
Ảnh hưởng của đường Fructose tinh chế với sức khỏe người dùng
Không giống như những loại đường khác, Fructose khi được đưa vào cơ thể sẽ được xử lý tại gan. Một lượng nhỏ Fructose sẽ không phải là vấn đề lớn với hoạt động của lá gan. Điều này có thể hình dung như khi ta ăn một quả táo, chúng ta phải cắn, nhai nhiều lần nên vị ngọt đến từ từ. Chất xơ trong táo cũng góp phần giúp cho quá trình xử lý Fructose trong ruột diễn ra một cách chậm rãi.

Tuy nhiên, khi ta tiêu thụ một lượng lớn Fructose tinh chế thì câu chuyện lại trở thành vấn đề lớn, đặc biệt là Fructose ở dạng lỏng như với nước ngọt có gas hoặc các loại nước ngọt đóng lon khác khi dạ dày trống rỗng, tất cả lượng đường đó sẽ đồ dồn về gan để chờ xử lý. Lúc này nó trở thành mối nguy hiểm với sức khỏe.
Tổn thương gan trong thầm lặng
Trong suốt một thời gian dài, các bác sĩ chỉ tập trung lo lắng về tác hại của rượu tới lá gan. Nhưng kể từ năm 1980, trong sự bùng nổ của các nhà hàng ăn nhanh cũng như các loại nước uống có gas, mối quan tâm về lượng Fructose tiêu thụ và bệnh béo phì ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết.

Từ năm 1980, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do cồn đã tăng gấp đôi theo cùng với sự gia tăng lượng tiêu thụ Fructose tinh chế trên toàn cầu. Ăn nhiều chất béo chuyển hóa, thừa cân và lười vận động cũng được cho là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ gan nhiễm mỡ không do cồn. Đa phần mọi người bị viêm gan nhiễm mỡ không cồn cũng có bệnh tiểu đường tuýp 2.
>> Xem thêm: Biện pháp mới ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA BIẾT GAN CỦA MÌNH ĐANG CÓ VẤN ĐỀ?
Bụng sẽ phình ra khi gan phát hiện lượng Fructose trong cơ thể lớn hơn lượng đường đã được chuyển thành năng lượng. Gan lúc này sẽ chuyển đổi phần đường Fructose thừa thành chất béo (triglyxerit), một số trong đó chuyển vào máu và lắng đọng tại vùng bụng cùng các cơ quan nội tạng xung quanh. Nếu những người uống rượu bia quá nhiều xuất hiện hiện tượng ‘bụng bia’ thì những người ăn hoặc uống quá nhiều Fructose cũng bị ‘bụng đường’ và gia tăng tỷ lệ gan nhiễm mỡ không do rượu.

Nếu vòng eo lớn hơn so với hông, chúng ta nên xem xét đi xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ triglycerid – 1 chỉ số gan nhiễm mỡ và có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.