Viêm gan B là căn bệnh dễ lây truyền và có thể mắc ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Viêm gan B cấp tính ở trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, thay đổi tùy theo thể bệnh, thời kỳ bệnh và lứa tuổi. Trong thời kỳ trước khi có vàng da, trẻ thường có các triệu chứng giả cúm như sốt, chảy nước mũi… khi đó cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa gan để sớm có biện pháp điều trị thích hợp.
>> Xem thêm: Điều trị viêm gan B cấp tính ra sao?
>> Xem thêm: Điều trị viêm gan b cấp tính có thể khỏi bệnh không?

BIỂU HIỆN VIÊM GAN B CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
Virus viêm gan B lây cho trẻ qua đường máu như từ mẹ sang con, truyền máu có nhiễm bệnh, dùng chung bơm kim tiêm…
Khi bị nhiễm virus viêm gan B, trẻ có thể mang virus viêm gan B mà không có biểu hiện gì, vẫn sinh hoạt, học tập, phát triển bình thường. Khi có điều kiện thuận lợi nào đó như nhiễm trùng nặng, sức khỏe giảm sút…, virus sẽ gây các đợt viêm gan cấp.
Các bác sĩ cho biết thời kỳ trước khi có vàng da thường kéo dài 7-10 ngày thì tình trạng viêm gan B cấp tính ở trẻ em với các biểu hiện sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, có thể tiêu chảy, táo bón, đầy bụng; ở trẻ bú mẹ phân có thể bạc màu. Gan có thể to, ấn đau, tức vùng hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu.
>> Xem thêm: Sex bằng miệng có nhiễm bệnh viêm gan B không?
Tiếp theo là thời kỳ xuất hiện vàng da, nước tiểu sẫm màu, niêm mạc mắt vàng. Có thể có chấm, mảng xuất huyết trên da do chức năng gan suy giảm. Thường gan bị to, ấn đau, đau tức vùng hạ sườn phải ở trẻ lớn, có thể gặp lách to (tuy nhiên nếu kích thước gan thu nhỏ thì tiên lượng xấu). Bụng trẻ có thể trướng nhẹ, ăn kém, phân có chất nhầy như mỡ. Thời kỳ viêm gan B cấp tính ở trẻ em lúc này sẽ đỡ sốt. Vàng da giảm dần và hết trong vòng 2-3 tuần kể từ khi xuất hiện bệnh. Các biểu hiện viêm gan B trên giảm dần, trẻ ăn ngon hơn, nước tiểu trong.
SỰ NGUY HIỂM BỆNH VIÊM GAN B CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
Viêm gan B cấp tính ở trẻ em có thể gây các biến chứng như suy gan nặng, xơ gan gây xuất huyết não, xuất huyết ngoài da, chảy máu cam…, có thể dẫn đến ung thư gan, tử vong.

Nguyên nhân của tình trạng này là ở trẻ em, các biểu hiện bệnh có thể không rõ ràng, đôi khi chỉ xuất hiện vàng da, bú kém. Các bà mẹ thường nghĩ đó là vàng da sinh lý, hoặc không chú ý vì luôn cho trẻ ở trong phòng tối; vì vậy không đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, gây hậu quả nặng nề như suy gan, xuất huyết não…
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHO TRẺ BỊ VIÊM GAN B CẤP TÍNH
Khi trẻ xảy ra tình trạng viêm gan B cấp tính ở trẻ em thì cần nằm tại giường, hạn chế tối đa các vận động cơ bắp và hoạt động trí óc cho tới hết thời kỳ vàng da. Tránh gắng sức sau 3-6 tháng tiếp theo. Các ông bố, bà mẹ nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu hóa, hạn chế mỡ, dầu và tất cả các loại gia vị, không sử dụng các loại nước uống có ga, tăng các loại rau, hoa quả, tinh bột, đường. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ có các dấu hiệu thuyên giảm bệnh như hết vàng da, nước tiểu trong, ăn ngủ bình thường…, trẻ em nên được đưa đi khám lại và làm xét nghiệm bilirubin, transaminase hằng tháng trong vòng 6 tháng tại cơ sở y tế, theo dõi các dấu ấn của virus viêm gan (để phòng khả năng diễn biến tới thể mạn tính).
>> Xem thêm: Những loại thuốc chữa viêm gan B hiệu quả.
>> Xem thêm: Thuốc điều trị viêm gan B có mấy nhóm?
Để phòng ngừa viêm gan B cấp tính ở trẻ em, những phụ nữ mang trong mình virus này cần có sự tư vấn của các thầy thuốc nếu muốn sinh con. Thực hiện tiêm chủng vacxin viêm gan B đầy đủ cho trẻ theo lịch sau:
- Mũi 1: Tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 1 tháng tuổi.
- Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
- Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5.
Viêm gan B cấp tính ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, khi trẻ em mắc phải lại càng nguy hiểm. Do đó, các ông bố bà mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện bất thường của con mình để có thể phát hiện bệnh sớm nhất ở trẻ, tránh tình trạng để bệnh quá nặng mà có thể có biến chứng xảy ra.