Xơ gan nôn ra máu tiềm ẩn nhiều mối nguy không nhỏ tới sức khỏe hoặc tính mạng của người bệnh, vì thế, người bệnh cần phải tiến hành kiểm soát bệnh khoa học. Triệu chứng bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối, vậy khi người thân mắc chứng xơ gan nôn ra máu thì bạn cần phải làm gì?
>> Xem thêm: Kiểm tra bằng siêu âm có phát hiện được xơ gan không?
>> Xem thêm: Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?
BỆNH NHÂN XƠ GAN NÔN RA MÁU

Theo các chuyên gia Phòng khám Kim Mã , bệnh xơ gan khi ở giai đoạn cuối thường có nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh nhân có thể bị giãn tĩnh mạch thực quản. Và biểu hiện ra ngoài bệnh nhân có thể nôn ra máu.
Giải thích trường hợp xơ gan nôn ra máu các chuyên gia nói rằng: Các tĩnh mạch thực quản mở rộng hình thành khi dòng máu đến gan chậm lại. Thường thì dòng chảy của máu bị chậm bởi mô xơ trong gan gây ra bởi bệnh gan. Khi máu đến gan chậm lại, nó bắt đầu trở lại, dẫn đến áp lực tăng lên trong một tĩnh mạch lớn (cổng tĩnh mạch), trong đó mang máu đến gan. Áp lực lực lượng máu vào tĩnh mạch nhỏ ở gần đó, chẳng hạn như trong thực quản làm cho các tĩnh mạch có thể bị vỡ và chảy máu, gây ra hiện tượng chảy máu thực quản hay nôn ra máu.
>> Xem thêm: Tôi cần đến đâu để xét nghiệm gan, Viêm gan B có điều trị khỏi không
LÀM GÌ KHI BỆNH NHÂN XƠ GAN NÔN RA MÁU?

Khi bệnh nhân vị xơ gan nôn ra máu nghĩa là tĩnh mạch thực quản bị vỡ, phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Có nhiều hương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm nhất định. Việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, mức độ đáp ứng của người bệnh với các phương pháp không xâm nhập…
Chiến lược điều trị giãn tĩnh mạch thực quản cần được xác định đó là ưu tiên phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại. Phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch từ mức độ vừa trở lên, tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là biện pháp phòng ngừa ban đầu làm giảm tỷ lệ chảy máu và tử vong liên quan tới xuất huyết. Các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm không chọn lọc như propranolol, nadolol, các nitrates
Một số biện pháp cơ học để làm giảm tình trạng xơ gan nôn ra máu như tạo các đường nối thông từ tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt) hay phẫu thuật giúp đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Các biện pháp cơ học làm giảm áp cửa rõ rệt tuy vậy lại có thể gây ra bệnh não gan nhanh hơn nên không thể là các biện pháp phòng bệnh ban đầu.
Trong trường hợp bệnh nhân bị xơ gan nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn định tình trạng huyết động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su. Khi các biện pháp này không phát huy được hiệu quả cầm máu thì cần cân nhắc đến biện pháp nút tĩnh mạch thực quản qua da PTO.
>> Xem thêm:Viêm gan b lây qua đường nào, Cách chữa xơ gan, Điều trị bệnh xơ gan bằng thuốc nam
> Xem thêm: Có chữa được viêm gan B không, Tiêm phòng viêm gan B, Phòng khám chữa viêm gan b hiệu quả, Chi phí khám gan có đắt không, Chi phí điều trị viêm gan B