Trước tình trạng bệnh viêm gan B phát triển mạnh và ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay thì tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh b hiệu quả.
>> Xem thêm: Bị viêm gan B có nên tiêm phòng vaccine viêm gan B?
>> Xem thêm: Tìm hiểu về tiêm phòng vaccine viêm gan B

TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?
-
Với trẻ sơ sinh
cần được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Trong trường hợp, trẻ được sinh ra từ người mẹ bị mắc viêm gan B, cần tiêm thêm 1 mũi huyết thanh đặc trị ngay trong phòng sinh và tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
-
Với trẻ em và người lớn
Trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm máu để xác định đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là virus đã tồn tại trong máu, lúc này việc tiêm phòng không còn tác dụng nữa. Nếu kết quả âm tính, thì có thể thực hiện tiêm.
LỊCH TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B

Hiện nay, lịch tiêm phòng viêm gan B phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các trường hợp là: 0-1-6. Mũi tiêm thứ nhất và mũi tiêm thứ 2 cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản cho cơ thể. Mũi tiêm thứ 3 sẽ được nhắc lại sau mũi tiêm đầu tiên 6 tháng. Bên cạnh đó các bạn nên xem qua các nguyên nhân viêm gan b để có thêm các phòng bệnh hiệu quả nhé.
Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, các mũi tiêm được thực hiện theo lịch: 0-1-2-12. Có nghĩa là 3 mũi đầu, mỗi mũi cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản và mũi nhắc lại sẽ cách mũi đầu tiên 12 tháng.
>> Xem thêm: Tiêm phòng rồi nhưng không đủ kháng thể chống virus viêm gan B
>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ
Thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch tiêm và đủ liều lượng, tỷ lệ bảo vệ cơ thể của vaccine viêm gan B có thể lên tới 90%.