Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 2 tỉ người bị nhiễm virus HBV và hơn 350 triệu người bị nhiễm chuyển sang giai đoạn mạn tính. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Châu Phi, hầu hết Châu Á và Vùng Thái Bình Dương, Việt Nam nằm trong vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao.
>> Xem thêm: Lời khuyên cho người lành mang mầm bệnh viêm gan B
>> Xem thêm: Cách điều trị virus ở người lành mang bệnh viêm gan B
VIÊM GAN SIÊU VI B NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Viêm gan siêu vi B đã và đang là mối quan tâm sức khỏe toàn cầu khá quan trọng đồng thời là một trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất. Mặc dù, nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B mạn có thể sống lâu và khoẻ mạnh, nhưng vẫn có tới 10 – 40% người bị viêm gan B sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Việc tìm hiểu các kiến thức về bệnh là rất cần thiết cho cả những người mang virus và không. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để bạn đọc hiểu thêm về bệnh này.
LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH DÀNH CHO NGƯỜI VIÊM GAN SIÊU VI B

- Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.
- Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.
- Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.
- Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.
>> Xem thêm: Nhiễm virus viêm gan B có chữa khỏi không?
>> Xem thêm: Người bệnh viêm gan B không có triệu chứng có nguy hiểm không?
Hiện nay đã có vaccine chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.