Được coi là “sát thủ thầm lặng” bệnh viêm gan siêu vi B thường không có những biểu hiện nào rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mạn tính mà tiến triển thầm lặng từ 10 – 30 năm. Nhiều người chủ quan, không theo dõi bệnh nên khi biết thì đã rơi vào giai đoạn mạn tính, thậm chí có người đã chuyển sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan. Vậy là thế nào để ngăn chặn viêm gan siêu vi B trở thành bệnh mạn tính?
MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA VIÊM GAN SIÊU VI B

Theo các bác sĩ của Phòng khám chuyên Gan 12 Kim Mã, viêm gan siêu vi B là một nhiễm trùng gây ra bởi virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus). Nó ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan.
Viêm gan siêu vi B, đặc biệt ở giai đoạn mạn tính lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm. Đa số người bị nhiễm vi rút viêm gan B đều không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Vi rút viêm gan B tấn công gan “thầm lặng” trong nhiều năm mà bệnh nhân không hề hay biết. Khi bệnh nhân cảm thấy các vấn đề về sức khỏe cần đi khám bệnh thì bệnh thường đã vào giai đoạn cuối khi đã có biến chứng xơ gan, ung thư gan.
NGĂN CHẶN VIÊM GAN SIÊU VI B TRỞ THÀNH MẠN TÍNH
Viêm gan B mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan, cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Vì thế người bệnh bất kể là có triệu chứng viêm gan B hay không, nhất định nên chú ý đi khám định kỳ; nên đến những bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên gan mật để thông qua kiểm tra định lượng DNA virut, kiểm tra định tính và kiểm tra các hạng mục, nếu DNA dương tính thì phải tích cực điều trị. Trong quá trình điều trị nên phối hợp với bác sĩ điều trị, như vậy bệnh tình với nhanh chóng hồi phục.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH VIÊM GAN SIÊU VI B

- Ngăn chặn tất cả những con đường làm lây lan viêm gan B
Người nhiễm virus viêm gan B cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bị thương, hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bị nhiễm virus viêm gan B kiểm soát được bệnh của mình. Người bị nhiễm virus viêm gan B nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn muối, chất ngọt và chất béo, không hút thuốc lá, uống rượu bia và ăn các thực phẩm sinh lạnh. Ngoài ra cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau – chống viêm.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, để ngăn chặn viêm gan siêu vi B chuyển sang giai đoạn mạn tính thì tốt nhất chúng ta nên đến các cơ sở chuyên gan có uy tín để khám định kỳ, từ đó nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và có những phương án điều trị kịp thời và tốt nhất.