Tế bào tua (Dendritic cells) là tế bào mang kháng nguyên cho các tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú, kể cả người. Chỉ các tế bào tua mới có khả năng kích thích hình thành phản ứng miễn dịch ở tế bào lympho T trong trạng thái không hoạt động.Tế bào tua cũng đóng góp vào các chức năng của các tế bào lympho B và giúp duy trì bộ nhớ miễn dịch của các tế bào này.
>> Xem thêm: Điều trị viêm gan b bằng tế bào tua như thế nào?
>> Xem thêm: Các đối tượng chống chỉ định điều trị bệnh gan bằng tế bào tua
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẾ BÀO TUA

Tế bào tua sản xuất cytokine và các yếu tố khác thúc đẩy hoạt hóa tế bào lympho B. Sau khi cơ thể có đáp ứng kháng thể đầu tiên, các tế bào tua dường như đóng góp vào “bộ nhớ” tế bào lympho B bằng cách hình thành nhiều phức hợp kháng thể – kháng nguyên. Nhờ đó, cơ thể có thể phản ứng nhanh trong trường hợp bị bệnh tương tự trong tương lai.
Điều này cũng cho phép hệ thống miễn dịch “nhớ” lịch sử miễn dịch của căn bệnh đã bị nhiễm trước đây. Nhờ đó, các tế bào lympho B có thể cung cấp lâu dài nguồn kháng thể cho chính nó và cho các tế bào T

Tế bào tua còn được tìm thấy trong các mô có tiếp xúc với môi trường bên ngoài như trên da (tế bào Langerhans) và trong mũi, phổi, dạ dày và ruột. Tế bào tua có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan của các loài động vật, bao gồm cả trong máu người.
>> Xem thêm: Các thách thức điều trị bệnh gan bằng tế bào gốc
Sau khi kích hoạt, chúng sẽ di chuyển đến các mô bạch huyết để tương tác với các tế bào T và tế bào lympho B và giúp hình thành các phản ứng miễn dịch. Khi phát triển, các tế bào có tua hình thành các nhánh gọi là “tua”, đó là lý do tại sao các tế bào này được đặt tên là tế bào tua.
Nhờ cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch, tế bào tua bên cạnh khả năng giúp các tế bào của hệ miễn dịch “tìm, diệt” tế bào ung thư ác tính, thì chúng còn có khả năng kích thích tạo ra hệ thống miễn dịch cho người bệnh, nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát và di căn của tế bào ác tính trên cơ thể.