Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là cách tốt nhất giúp chúng ta có thể ngăn chặn được những tổn thương gan cũng như phòng ngừa biến chứng của viêm gan b. Những người mẹ mắc bệnh viêm gan B rất dễ lây nhiễm viêm gan B sang cho con nếu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy cần làm gì để phòng ngừa viêm gan B lây nhiễm sang cho con?
>> Xem thêm: Cảnh giác với nguy cơ tái phát ở người lành mang virus viêm gan B
>> Xem thêm: Mắc viêm gan B khi mang thai cần làm gì?

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO TỐT?
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ mang virus viêm gan B cần phải điều trị một thời gian bằng thuốc kháng virus để làm giảm nồng độ của virus trong máu. Tốt nhất nên điều trị đến mức HbsAg (-) âm tính, như vậy khả năng lây nhiễm gần như không có.
>> Xem thêm: Nên kiểm tra viêm gan B càng sớm càng tốt
Trong quá trình mang thai, người mẹ không nên dùng thuốc điều trị viêm gan B vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và trong khi sinh nở. Do vậy khi mang thai, tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thuốc (kể cả những thuốc bổ gan). Đồng thời người mẹ cần bồi dưỡng, ăn uống đầy đủ, giảm lao động… để nâng cao sức đề kháng, việc người mẹ áp dụng điều trị viêm gan b cũng là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan b cho con.

Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau khi sinh. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan b từ mẹ sang cho con và những năm tháng sau này. Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80 – 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả. Do đó, viêm tiêm phòng viêm gan B và tiêm đủ mũi vacxin cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau sinh là vô cùng cần thiết.
>> Xem thêm: Có phải ai mắc bệnh viêm gan B cũng bị vàng da
Đối với những người mẹ mang thai mắc bệnh viêm gan B thì sau kh sinh con người bệnh vẫn có thể cho con bú như những người bình thường để có thể đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ, tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa gan cho rằng, khi đầu ti bị chảy máu hoặc lưỡi trẻ bị trầy xước thì người mẹ không nên cho trẻ tiếp tục bú để tránh lây nhiễm.
Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là điều hoàn toàn cần thiết, chính vì thế chúng ta nên nắm được các biện pháp phòng bệnh để phòng tránh yếu tố nguy cơ xấu gây ra tổn thương gan và sức khỏe.