Gan rất dễ bị tổn thương bởi đây là cơ quan đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa và đây cũng là “ nhà máy” trong cơ thể đào thải các chất độc hại. Gan có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên sử dụng thuốc không đúng liều lượng cũng có thể gây hại cho gan.
>> Xem thêm: Ăn mặn – thói quen xấu làm tổn thương lá gan
>> Xem thêm: Thói quen gây hại gan là gì?
THUỐC NÀO GÂY TỔN THƯƠNG CHO GAN

Theo các bác sĩ cho biết thì bệnh nhân có thể bị tổn thương do bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh nhân bị xơ gan, bệnh nhân bị các siêu virus viêm gan B hoặc viêm gan C tấn công, thuốc cũng gây ra tổn thương gan, nhiều người còn gọi đó là ngộ độc gan do thuốc, nếu như bệnh nhân gan vốn dĩ đã bị tổn thương nhưng bệnh nhân lại không nắm được những kiến thức về bệnh nên có thể càng gây ra tổn thương cho gan. Dưới đây là những loại thuốc có thể gây tổn thương cho gan nếu như người bệnh không chú ý:
Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol
Đây là thuốc dùng phổ biến để điều trị giảm sốt. Thuốc gây độc cho gan tùy theo liều sử dụng. Khi điều trị cần chú ý xem xét liều lượng gây độc cho gan. Khi dùng đường uống với liều lớn hơn 10 – 15g sẽ đưa đến tổn thương gan nặng thường sẽ tử vong, liều này dùng khi có ý định tự sát. Tổn thương gan do paracetamol là dạng phổ biến của bệnh gan do thuốc. Ở người nghiện rượu, liều paracetamol thông thường điều trị vẫn có thể gây độc cho gan, vì vậy phải cẩn thận khi dùng paracetamol cho người nghiện rượu, không dùng nước uống có cồn để uống paracetamol.
Vitamin A
Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc gan phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (>25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000 – 40.000 đơn vị/ngày trong một năm, nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng vài tháng…

Thuốc kháng retrovirus
Phần lớn các thuốc kháng retrovirus ức chế men transcriptase ngược hay kháng protease, gây viêm gan. Tổn thương gan rất đa dạng từ nhiễm mỡ gan đến viêm gan cấp, tiến triển bệnh có thể dẫn đến tử vong. Cơ chế gây độc rất đa dạng hoặc do tạo thành các chất chuyển hóa gây phản ứng và ức chế chuyển hóa ở các thể hạt trong gan, hoặc có thể tác động đến gan do kích động lại các bệnh viêm gan siêu vi B và C.
Thuốc chống lao
Các thuốc như isoniazid, rifampicin, streptomycin…, đặc biệt là isoniazid (INH). Từ giữa thế kỷ 20, INH là thuốc điều trị chính cho bệnh lao. Sự tăng men gan xuất hiện vài tuần sau khi bắt đầu điều trị lao khoảng 10 – 20% bệnh nhân dùng INH. Nếu có tăng men gan, ngưng dùng INH thì men gan trở về bình thường trong vòng 1 – 4 tuần. Tuy nhiên vẫn có ít bệnh nhân khi dùng INH có thể suy gan cấp (có thể xảy ra khoảng 0,1 – 2% bệnh nhân). Bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi có nhiều nguy cơ bị viêm gan khi dùng INH, trẻ em ít khi có tổn thương gan xảy ra. Bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam.
>> Xem thêm: Triệu chứng gan bị tổn thương là gì?
>> Xem thêm: Ăn nhiều tỏi dễ gây tổn thương gan
Ngoài ra bệnh nhân có thể bị tổn thương gan do nhiều loại thuốc khác nên bệnh nhân khi mắc bệnh về gan nói chung thì trước khi sử dụng các loại thuốc nào thì bệnh nhân cũng cần được khám bệnh và sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những ảnh hưởng mà thuốc có thể gây ra cho người bệnh.