Các bác sĩ chuyên khoa gan Phòng khám Kim Mã cho biết có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc. Có những mối liên quan không chỉ do tương tác thuốc với thuốc mà còn do thuốc với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Những bệnh nhân có bệnh gan mạn tính sẵn dễ bị ngộ độc thuốc hơn bệnh nhân gan bình thường.
>> Xem thêm: 4 thực phẩm gây hại cho gan mà bạn vẫn ăn hàng ngày
>> Xem thêm: Thực phẩm gây hại cho gan là thực phẩm nào?

Trong số các thuốc chống lao, có 3 thuốc được quan tâm nhiều nhất vì có khả năng gây ra độc tính với gan, đó là isoniazid, rifampicin, pyrazinamid.
Isoniazid có tác dụng tốt với mọi dạng lao cả trong và ngoài phổi, cả thể cấp và thể mạn là thuốc được sử dụng không thể thiếu trong phác đồ điều trị lao hiện nay. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn của thuốc lại khá nhiều. Thuốc có thể gây viêm gan, hoại tử tế bào gan, tăng men gan. Độc tính với gan tăng lên nhiều nếu bệnh nhân dùng đồng thời isoniazid với các thuốc gây độc với gan như rifampicin, pyrazinamid hoặc uống rượu.
>> Xem thêm: Quan hệ tình dục có lây nhiễm ung thư gan không?
>> Xem thêm: Rượu bia gây hại cho gan
Để hạn chế độc tính với gan cần dùng kèm với thuốc bảo vệ gan trong thời gian điều trị và theo dõi định kỳ các loại men gan (AST, ALT). Ngoài độc tính trên gan, thuốc còn gây viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn tâm thần thể hưng cảm, thiếu máu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, các phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hoá…
Rifampicin có tác dụng tốt với vi khuẩn lao và khả năng xảy ra kháng thuốc là thấp, nên thường được sử dụng trong phác đồ điều trị lao kháng thuốc. Tuy nhiên thuốc có khả năng gây độc cho gan lớn, nhất là người có tiền sử bệnh gan, người nghiện rượu, cao tuổi hay khi phối hợp với với INH. Bên cạnh đó thuốc có các tác dụng không mong muốn khác như buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi, ban da, thiếu máu, giảm tiểu cầu.