Chào các bác sĩ. Tôi được biết viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm bởi nó có thể khiến gan bị xơ hóa thậm chí ung thư. Tôi rất lo lắng nên hàng năm trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ quan, tôi đều tham gia xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B. Năm nào tôi cũng được chỉ định tiêm 3 mũi bởi kết quả xét nghiệm cho thấy, lượng kháng thể trong tôi chưa đủ ngưỡng bảo vệ. Hiện tại, sức khỏe tôi bình thường nhưng các bác sĩ có thể giải thích cho trường hợp của tôi được không? Tại sao cơ thể tôi lại không đủ kháng thể chống lại virus trên dù năm nào tôi cũng tiêm vaccine.
Tôi xin cảm ơn! (Huy Hoàng – Thanh Oai)
>> Xem thêm: Bị viêm gan B có nên tiêm phòng vaccine viêm gan B?
>> Xem thêm: Tìm hiểu về tiêm phòng vaccine viêm gan B
TẠI SAO CƠ THỂ LẠI KHÔNG ĐỦ KHÁNG THỂ CHỐNG VIRUS VIÊM GAN B?
Chào bạn Hoàng. Các bác sĩ tại Phòng khám Kim Mã cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của bạn đến với chúng tôi. Để giải đáp các thắc mắc của bạn, các bác sĩ tại Phòng khám Kim Mã xin cung cấp đến bạn những thông tin sau:
Viêm gan B là căn bệnh do virus viêm gan B HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở. Viêm gan B mãn tính được cho là nguyên nhân hàng đầu gây nên xơ gan và ung thư gan trên thế giới hiện nay.

Y học hiện đại chưa thể tìm ra thuốc đặc trị chữa viêm gan B nhằm loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể bệnh nhân nhưng viêm gan B đã có vaccine phòng bệnh. Tiêm phòng vaccine cho trẻ sơ sinh được nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nếu người lớn chưa tiêm vaccine và chưa có virus viêm gan B trong người thì có thể tiêm phòng để phòng tránh bệnh.
Một liều vaccine viêm gan B đầy đủ gồm 3 mũi được tiêm theo công thức 1, 2, 3 tức là mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 3 tháng.
Quay trở lại với câu hỏi của bạn Hoàng, bởi bạn không nêu rõ tuổi cũng như không nêu rõ tình trạng đã chích ngừa loại vaccine nào nên chúng tôi rất khó có thể đưa ra cho bạn một câu trả lời cụ thể và chính xác nhất. Tuy nhiên, thông thường nồng độ kháng thể (anti-HBs) để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B trong máu là trên 10mUI/ml máu. Nếu nồng độ trên ngưỡng này tức là vaccine đã có hiệu quả. Do đó bạn Hoàng nên hỏi thêm các bác sĩ để nắm được nồng độ kháng thể này trong máu của mình.

Tuy nhiên, bạn Hoàng cũng cần lưu ý rằng, không phải ai tiêm vaccine cũng sẽ có nồng độ kháng thể như trên. Con số này sẽ giảm đi khi bạn bị béo phì, hút thuốc lá nhiều hay có các bệnh về gan khác hoặc những bệnh nhân bệnh thận có dùng kèm một số loại thuốc ức chế miễn dịch cũng sẽ không đạt được nồng độ này. Bên cạnh đó, độ tuổi tiêm phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi tiêm phòng vaccine. Nếu chúng ta tiêm phòng khi trên 40 tuổi thì tỉ lệ xuất hiện kháng thể đủ mức bảo vệ giảm xuống chỉ còn 86%. Còn nếu đến 60 tuổi mới tiêm thì tỷ lệ này chỉ còn tối đa 50% mà thôi.
>>Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh viêm gan mãn tính hiệu quả từ Bộ Y tế
>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng viêm gan B và những điều cần lưu ý
Trường hợp của bạn rời vào nhóm không thành công trong tiêm phòng vaccine, chính vì vậy, theo các bác sĩ tại Phòng khám Kim Mã, bạn nên chú ý chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách quan hệ tình dục an toàn, tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân dễ dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Hy vọng với những thông tin trên, bạn Hoàng sẽ có thể có đáp án cho thắc mắc của mình.
Chúc bạn sức khỏe!