Bệnh virus viêm gan B tương đối phổ biến.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đã từng bị nhiễmvirus viêm gan B và hiện còn khoảng 350 triệu người đang mang virus viêm gan B mạn tính. Tỷ lệ người mang virus này ở nước ta vào khoảng 10 – 20%.
>> Xem thêm: Tiêm phòng vacxin viêm gan B có an toàn không?
>> Xem thêm: Bị viêm gan B có nên tiêm phòng vaccine viêm gan B?

Virus lây truyền chủ yếu qua máu và dịch tiết của người mang virus viêm gan B mạn tính và bệnh nhân viêm gan B cấp tính. Về phương diện dịch tễ học, người ta ghi nhận có 4 phương thức lây truyền chính: lây truyền do tiếp xúc với máu; lây qua sinh hoạt tình dục; lây truyền từ mẹ sang con; lây do dùng chung các vật dụng cá nhân (dao cạo râu, ngoáy tai, bàn chải đánh răng).
Với trẻ em, phòng ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt: Khi đứa trẻ mới lọt lòng mẹ, 24 giờ sau sinh cần tiêm ngay một mũi vacxin viêm gan B, 30 ngày sau mũi tiêm thứ nhất cần tiêm mũi thứ hai; và 2 tháng sau thì tiêm mũi thứ ba, một năm sau nên tiêm một mũi nhắc lại.
TẠI SAO ĐÃ TIÊM VACXIN VIÊM GAN B VẪN BỊ MẮC BỆNH?

Một số ít người thắc mắc rằng tại sao bản thân và gia đình đã tiêm phòng vacxin viêm gan B mà vẫn bị mắc bệnh. Giải thích điều này các bác sĩ phòng khám Kim Mã cho rằng:
Để bảo đảm vacxin có hiệu quả phải bảo quản ở nhiệt độ 2 – 80C nhưng không đông lạnh, phải tiêm đủ số lần và khoảng cách thời gian theo quy định. Tuy nhiên, người ta thấy có một tỷ lệ khoảng 2,5- 5% số người sau tiêm phòng vẫn bị mắc bệnh.
>> Xem thêm: Tiêm phòng rồi nhưng không đủ kháng thể chống virus viêm gan B
>> Xem thêm: Những ai không được tiêm phòng vaccine viêm gan B?
Những người rơi vào trường hợp không may này có thể do: bản thân vacxin viêm gan B không đảm bảo chất lượng (bảo quản không tốt, vacxin đã quá thời hạn sử dụng) hoặc do khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh quá kém (người già yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm không sản xuất đủ kháng thể, sự xuất hiện của các dòng virus viêm gan B đột biến…). Ngoài ra, cũng có thể do người bệnh đã nhiễm bệnh tiềm ẩn trước khi tiêm phòng do thời gian ủ bệnh dài, vacxin tiêm vào không có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus…