Không giống như bệnh viêm gan C không có vaccine để phòng bệnh, cũng như không có loại thuốc điều trị đặc hiệu, hiện nay, chúng ta có thể tiêm vacxin viêm gan B phòng ngừa bệnh. Đây cũng là cách phòng bệnh viêm gan B tốt nhất cho bệnh nhân cũng là các phòng bệnh viêm gan B tốt nhất cho trẻ sơ sinh nếu như có mẹ mắc bệnh viêm gan B.
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan B có chữa được không?
>> Xem thêm: Chữa bệnh viêm gan B bằng đông y như thế nào?
TIÊM VACXIN VIÊM GAN B – CÁCH PHÒNG BỆNH TỐT NHẤT

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì bệnh nhân hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh viêm gan B bằng cách tiêm vacxin viêm gan B, đây được coi là phương pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất cho người bệnh lành tính cũng như cho trẻ sơ sinh nếu như có mẹ mắc bệnh viêm gan B.
Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó, tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Tiêm vacxin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80 – 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả.
Vắcxin viêm gan B rất an toàn, đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh nhân khi có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B cần được các bác sĩ thăm khám kĩ càng trước khi tiêm phòng bệnh, đối với trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan B cần tiêm phòng sau 24h và thực hiện tiêm phòng mở rộng theo đúng chương trình của địa phương.
LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì nước ta là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10 – 20%, tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% – 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Do đó, bất cứ bà mẹ nào có thai nhiễm viêm gan B sau khi sinh cũng cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng ngừa bệnh.
Bệnh nhân nhiễm bệnh viêm gan B cũng nên có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và tích cực để bệnh không lây nhiễm sang cho bệnh nhân khác, người mẹ mắc bệnh viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường, nhưng nếu trong trường hợp đầu vú bị nứt, chảy máu thì bệnh nhân nên ngừng không cho trẻ bú.
Mọi bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B cần được tiến hành điều trị và kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát bệnh, bên cạnh đó thì bệnh nhân cũng nên có những biện pháp phòng bệnh, tiêm vacxin viêm gan B để bảo vệ bản thân tốt nhất.