Suy giảm chức năng gan cần có biện pháp kiểm soát đúng đắn nhằm tăng cường chức năng gan, giảm tổn thương gan và phòng ngừa bệnh gan hiệu quả. Vậy khi mắc chứng chức năng gan suy giảm có biểu hiện gì? Nên khắc phục như thế nào?
>> Xem thêm: Nguyên nhân suy giảm chức năng gan là gì?
>> Xem thêm: Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

SUY GIẢM CHỨC NĂNG GAN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Giải độc là một trong những chức năng và nhiệm vụ chính của gan. Tuy nhiên khi lượng độc tố đưa vào cơ thể quá nhiều chủ yếu do uống nhiều bia rượu, dùng thuốc tây lâu ngày, thực phẩm nhiễm độc… sẽ khiến gan bị quá tải, gây tổn thương gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan và các bệnh lý về gan.
Ở những người suy giảm chức năng khoảng 20% số người có biểu hiện ra bên ngoài, qua da như vàng da sẩn ngứa, nổi ban, u vàng…Sau đây xin được đề cập đến tình trạng sẩn ngừa ở người suy giảm chức năng gan
Sẩn ngứa: có thể là biểu hiện của một bệnh lý ngoài da đơn thuần hoặc nằm trong bệnh cảnh của một rối loạn mang tính hệ thống hoặc do các bệnh lý tại gan. Gan làm nhiệm vụ trung hòa độc tố và đào thải muối mật, nếu chức năng gan bị suy giảm, những tác nhân này có thể bị tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng và sẩn ngứa. Trong các bệnh lý gan có ứ tắc mật như xơ đường mật tiên phát và tắc đường mật do sỏi, tình trạng sẩn ngứa do suy giảm chức năng gan thường lan tỏa nhưng nặng hơn ở chân và tay.

Mặc dù mức độ của sẩn ngứa không có liên quan trực tiếp với nồng độ của các độc tố và muối mật, nhưng các biện pháp điều trị giảm nồng độ muối mật có thể giúp giảm bớt triệu chứng ngứa. Điều trị sẩn ngứa trong bệnh gan thường gặp rất nhiều khó khăn.
Điều trị suy giảm chức năng gan khởi đầu là sử dụng chất resin trao đổi anion có tác dụng hấp thu các phân tử axít mật như cholestyramine, với liều 4g/ngày, tăng dần đến 24g/ngày, chia 2 lần uống trong bữa ăn. Nếu tình trạng sẩn ngứa không đáp ứng với cholestyramine hoặc người bệnh không dung nạp được với thuốc, có thể điều trị thử bằng thuốc chống lao rifampin, thuốc này có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các chất gây ngứa nội sinh và có hiệu quả giảm ngứa do ứ mật khi được dùng với liều khởi đầu 150mg/ngày và tăng dần lên tới 600mg/ngày, tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan b có điều trị được không
>> Xem thêm: Các loại thuốc chữa viêm gan b