Không hẳn những người lớn tuổi mới là những người có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao nhất, mà trẻ em hiện nay cũng là lứa tuổi dễ mắc bệnh viêm gan B cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tỷ lệ viêm gan B ở trẻ em cao như vậy?
>> Xem thêm: Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cực cao
>> Xem thêm: Viêm gan B liên quan mật thiết với bệnh viêm cầu thận
HƠN 50% TRẺ EM MẮC BỆNH VIÊM GAN B
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì khi được khảo sát trên hơn 9.000 người Việt Nam cho thấy, nhóm tuổi nhiễm viêm gan B mãn tính cao nhất là trẻ em cấp tiểu học và trung học nghĩa là hơn 50% bệnh nhân là trẻ em dưới độ tuổi 15 mắc bệnh viêm gan B trong giai đoạn mãn tính.

Viêm gan B là một bệnh rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính, vì đây là một bệnh có những diễn biến âm thầm, khi tấn công người bệnh thì bệnh hầu như không gây ra triệu chứng gì cụ thể khiến cho bệnh rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính sau 6 tháng tấn công vào cơ thể người bệnh.
Bệnh nhân hầu hết là không xuất hiện triệu chứng gì, một số bệnh nhân thì xuất hiện những triệu chứng như: ốt nhẹ, đau âm ỉ hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, nước tiểu vàng sậm. Nguy hiểm hơn là 2/3 trẻ em không vàng mắt, vàng da…. Nên các bậc phụ huynh thường chủ quan không khám cho trẻ mà chỉ mua các loại thuốc hạ sốt về điều trị cho trẻ nên rất nguy hiểm.
Các bác sĩ cho biết thêm: Quá trình nhiễm và ủ bệnh kéo dài âm thầm nhiều năm, gần như không có biểu hiện lâm sàng nào và người bệnh chỉ nhập viện điều trị khi đã bộc lộ các biến chứng nặng như suy gan, xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.

NGUYÊN NHÂN VIÊM GAN B Ở TRẺ EM
Trẻ em mắc bệnh viêm gan B có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, trẻ có thể mắc bệnh viêm gan B do: quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu hoặc mẹ truyền cho con qua rau thai, tuy nhiên, đa phần trẻ em mắc bệnh viêm gan B trong độ tuổi này là do bị lây nhiễm qua người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B nhưng không được phòng ngừa.
>> Xem thêm: Vì sao viêm gan delta rất dễ nhầm lẫn với viêm gan B?
>> Xem thêm: Đề phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
Do đó người mẹ khi mang thai mắc bệnh viêm gan B cần được điều trị bệnh để khống chế lượng virus trong cơ thể, bên cạnh đó, sau khi sinh trẻ sau 24h thì cần được tiêm phòng vaccine cho trẻ để phòng bệnh sau đó trẻ cần được tiêm phòng theo đúng chương trình tiêm phòng của địa phương.
Trẻ em khi mắc bệnh viêm gan B cần được kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi bệnh và phòng ngừa những biến chứng mà bệnh gây ra. Là một bệnh nguy hiểm, do đó, bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B cần được điều trị sớm sẽ nhanh chóng đẩy lùi được bệnh và ngăn chặn những biến chứng mà bệnh gây ra.