Bệnh viêm gan B là căn bệnh rất dễ lây nhiễm, chính vì thế, có rất nhiều người bệnh khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B không biết nguyên nhân mình mắc bệnh là do đâu.
>> Xem thêm: Nguy cơ lây nhiễm của trẻ khi đã tiêm vaccine viêm gan B
>> Xem thêm: Nói chuyện với người bị viêm gan B có lây không?

TRUYỀN MÁU RẤT DỄ LÂY NHIỄM BỆNH VIÊM GAN B
Mặc dù người cho máu đều có xét nghiệm HBsAg (-) nhưng viêm gan vi rút B sau truyền máu vẫn có thể xảy ra khoảng 1 – 4 %, (không kể trường hợp xét nghiệm sai) có thể do những nguyên nhân sau đây:
Người cho máu đang ở giai đoạn “cửa sổ miễn dịch “. Khoảng 10% viêm gan vi rút B cấp nhưng HBsAg (-), phải tìm chỉ điểm huyết thanh khác như Anti HBc – IgM.
Người nhiễm bệnh viêm gan B kéo dài với HBsAg (-). Người có nồng độ Anti HBc rất cao, HBsAg rất thấp chỉ có thể phát hiện bằng thử nghiệm nhạy như RIA.

Ðiều này có nghĩa HBsAg quá ít ở người bệnh viêm gan b không phát hiện bằng xét nghiệm thường, nhưng vẫn có hiện diện HBsAg, nhiễm trùng vẫn tiếp diễn đến lúc nào đó HBsAg nồng độ cao hơn có thể phát hiện được bằng phương pháp thông thường không cần RIA.
>> Xem thêm: Viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu
>> Xem thêm: Phòng ngừa viêm gan C bằng cách nào?
Theo Liver symposium, Lisbone 1998, người ta có giải thích ngay cả trường hợp bệnh nhân đã nhiễm vi rút viêm gan B đã hồi phục tức Anti-HBs (+), Anti-HBc (+), nhưng bệnh nhân vẫn có thể tiến triển viêm gan siêu vi B mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Vì HBcAg vẫn tồn tại ở tế bào gan, mặc dù HBcAg không có dạng tự do trong huyết thanh, nhưng là thành phần của hạt Dane trong huyết thanh, do đó vẫn có khả năng gây viêm gan tiến triển.
Hiện nay Hiệp Hội Gan mật châu Á Thái Bình Dương khuyến cáo để phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B các xét nghiệm nên làm ở người cho máu là HBsAg, AntiHBs, AntiHbc (IgM, IgG).
>> Xem thêm: Cách điều trị viêm gan b mãn tính
>> Xem thêm: Thuốc nam điều trị viêm gan b