Bệnh viêm gan B là bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu như người bệnh mắc bệnh viêm gan B không được phát hiện sớm và điều trị đúng đắn
>> Xem thêm: Thuốc chữa bệnh viêm gan B nào tốt nhất?
>> Xem thêm: Chỉ số HbSAg có ý nghĩa gì trong kiểm tra viêm gan B?

BỆNH VIÊM GAN B VÀ NHỮNG XÉT NGHIỆM LIÊN QUAN
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan Phòng khám chuyên gan Kim Mã thì bệnh viêm gan B mãn tính là bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến biến chứng về gan nguy hiểm như xơ gan hoặc ung thư gan ảnh hưởng rất lớn đến gan cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B khi phát hiện ra bệnh đều đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, do đó, việc điều trị bệnh cũng như kiểm soát các diễn biến của bệnh cũng gặp nhiều hạn chế, bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B mãn tính cần được tiến hành điều trị bệnh một cách chuyên khoa cũng như điều trị bệnh đúng tình trạng bệnh mới có thể mang lại hiệu quả.
Triệu chứng viêm gan B lâm sàng: phần lớn không có triệu chứng rõ rệt, chỉ một số ít thấy mệt mỏi, biếng ăn, ngứa da, đau nhẹ dưới sườn phải. Nhiều bệnh nhân viêm gan B mãn tính xuất hiện triệu chứng vàng da,vàng mắt, phân xám, phân lỏng… Những triệu chứng này có thể rất dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh lý thông thường khác nên người bệnh cần hết sức chú ý.
Nên xem thêm: Ai không nên dùng thuốc khi bị viêm gan B?
Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B cần làm các xét nghiệm cần thiết như: HbsAg(+), antiHBc IgG(+), antiHBcIgM(-), HbeAg (âm hoặc dương tính), aniHBe (âm hoặc dương tính), HBV-DNA (âm hoặc dương), ALT, AST, Bilirubin. Ngoài ra để đánh giá chức năng gan cần làm thêm xét nghiệm: Albumin, INR, AFP, siêu âm bụng cần thiết để đánh giá mức độ xơ hóa ở gan cũng như tầm soát ung thư gan. Ngoài ra để có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị bệnh đúng đắn thì người bệnh cần làm các xét nghiệm cần thiết khác.

Tiến triển: HbsAg có khi tồn tại suốt đời. Khoảng 20-30% có nguy cơ tiến triển xơ gan và ung thư gan trung bình 30 năm. Các thuốc uống chỉ có tác dụng ức chế siêu vi B chứ không làm mất được HbsAg. Một số thuốc có thể làm mất HbsAg sau 12 tháng điều trị là 5% và có thể chích ngừa viêm gan B sau đó.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B
Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính cần được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và áp dụng phương án điều trị bệnh khoa học. Nếu như virus viêm gan B đang ở thể bệnh hoạt động và tấn công gan thì người bệnh cần được đến các trung tâm y tế chuyên khoa gan để được điều trị bệnh khoa học nhất, nếu như virus viêm gan B chưa tấn công gan thì cần được theo dõi bệnh định kì và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Nên xem thêm: Bệnh gan có thể chữa khỏi được không?
Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh bằng bất cứ phương pháp nào khi chưa qua kiểm chứng vì có thể gây hại cho gan cũng như sức khỏe người bệnh. Hiện nay, việc điều trị viêm gan B hoàn toàn có thể được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau đều mang lại hiệu quả cao. Hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B mãn tính đều được sử dụng các loại thuốc khống chế virus viêm gan B để làm giảm nguy cơ ung thư gan ở người bệnh, tuy nhiên, biện pháp này có thể gây ra tác dụng phụ đáng tiếc cho người bệnh nếu điều trị lâu ngày.
>> Xem thêm: Thuốc chữa viêm gan B, Phòng khám gan uy tín, Viêm gan B mãn tính
>> Xem thêm: Xơ gan, Gan nhiễm mỡ, Chữa khỏi viêm gan B, Viêm gan B lây qua đường nào?