Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm yêu cầu nghiêm ngặt với người bệnh. Để có được kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
>> Xem thêm: Nguyên nhân suy giảm chức năng gan là gì?
>> Xem thêm: Biểu hiện của chức năng gan kém là gì?
XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?
Xét nghiệm chức năng gan khi bụng rỗng
Kiểm tra chỉ số chức năng gan và chế độ ăn uống có mối quan hệ nhất định với nhau. Do đó, trước ngày xét nghiệm tránh uống rượu, không ăn thức ăn nhiều chất béo, các loại thực phẩm giàu protein, sau 9 giờ tối không nên ăn uống, không ăn sáng trong ngày kiểm tra. Kiểm tra chức năng gan nên lấy máu vào lúc đói, bệnh nhân nên để bụng đói trong khoảng thời gian từ 8 – 12 tiếng.

Không hoạt động mạnh trước khi xét nghiệm chức năng gan
Vào buổi sáng của ngày đi kiểm tra chức năng gan không được luyện tập thể dục hoặc hoạt động mạnh, khi đến bệnh viên nên ngồi nghỉ ngơi 20 phút sau với tiến hành lấy máu xét nghiệm.
Tránh kiếm tra chức năng gan sau khi truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng thuốc

Nếu như điều kiện sức khỏe cho phép, tốt nhất nên làm kiểm tra chức năng gan trước 3 đến 5 ngày ngừng uống thuốc. Thông thường liều dùng thuốc càng lớn, khoảng cách thời gian càng ngắn thì hiệu quả của việc kiểm tra chức năng gan là càng thấp. Thuốc có ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm tra chức năng gan là: Isoniazid, Rifampicin, Chlorpromazine, …
Không ăn thức ăn chứa Carotene và Lutein trước khi xét nghiệm chức năng gan
Trước ngày kiểm tra chức năng gan 1 ngày, ăn nhiều thực phẩm có chứa Carotene và Lutein sẽ làm cho huyết thanh có màu vàng, ảnh hưởng tới kết quả đo chỉ số vàng da; bữa ăn có nhiều chất béo có thể làm cho mỡ máu tăng cao, bởi thế 10 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm không ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo.
>> Xem thêm: Khám gan ở đâu tốt nhất Hà Nội
>> Xem thêm: Kiểm tra chức năng gan giá bao nhiêu?